Xu thế hội nhập phát triển, nhu cầu lắp đặt bể nước PCCC (phòng cháy chữa cháy) trong tòa nhà, nhà cao tầng… ngày một lên cao. Tuy nhiên, cách tính thể tích bể nước PCCC không phải ai cũng biết? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn toàn diện và chi tiết nhất.
Tại sao phải tìm hiểu cách tính thể tích bể nước PCCC?
Ngày nay, nhu cầu sử dụng nhà tầng, chung cư thương mại đông đúc, nhà máy công xưởng lớn ngày một cao vì thế khách hàng cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề xử lý chữa cháy trong một số tình huống không may xảy ra phát sinh một cách đột ngột như một đám cháy, hay hệ thống tại một khu vực nào đó chập nổ…
Chính vì thế, song song với quá trình xây dựng thiết kế thì việc tính thể tích bể nước PCCC vô cùng quan trọng để có thể xác định được trước mức độ lưu lượng nước dự trữ để xử lý tình huống tức thời nhất.
Công trình cần tính thể tích bể nước PCCC
Các công trình đặc biệt của Nhà nước như trụ sở Quốc hội, nhà hát Quốc gia … được thiết kế phòng cháy, chữa cháy theo nhiệm vụ.
Các công trình và kho tàng có yêu cầu phòng cháy, chữa cháy đặc biệt (kho chứa xăng, dầu, chứa chất nổ; các công trình khai thác và gia công, chế biến dầu khí hoặc chất nổ; các công trình ngầm hoặc khai thác mỏ v.v…).
Các công trình sử dụng tạm thời dưới năm năm được thiết kế phòng cháy, chữa cháy theo yêu cầu đặc biệt.
Các công trình dân dụng hay công nghiệp do cấp huyện quản lý và xây dựng được tính thể tích bể chứa PCCC theo một số yêu cầu cụ thể, theo điều kiện kinh tế – kỹ thuật của địa phương và được sự thỏa thuận của cơ quan phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh và thành phố.
Cách tính thể tích bể nước PCCC theo tiêu chuẩn
Theo TCVN 2622 – 1995 thì hệ thống chữa cháy vách tường phải chữa cháy liên tục trong 3 giờ, vậy dung tích dự trữ (hay còn gọi là thể tích bể chứa PCCC dự kiến) để hệ thống chữa cháy vách tường dựng trong 3 giờ liên tục là:
V1 = 5 l/s x 3 x 3600 = 54000 l = 54 m3.
Theo TCVN 7336 – 2003 thì thời gian chữa cháy cho hệ thống Sprinkler 0,5 giờ.
Vậy ta có V2 = 0.08 l/s x120x1800 = 17280 l = 17,28 m3.
Vậy thể tích nước dự trữ cho chữa cháy tối thiểu là:
V = 14,4 + 54 = 71,28 m3. Lấy tròn là 72 m3
Ngoài ra, cũng theo điều 10.27 TCVN 2622 cũng quy định ước tính:
+ Dự trữ chữa cháy ngoài nhà là 1h.
+ Dự kiến thời gian dập tắt đám cháy là 3h.
==> Họng nước chữa cháy ngoài nhà không chỉ chữa cháy cho chính công trình của mình mà còn có chức năng chống cháy lan giữa 2 công trình (công trình kế bên).
Vì vậy lấy dự trữ nước dập tắt đám cháy trong 3 giờ theo ý số 2 điều 10.27 TCVN 2622 là hợp lý nhất.
Lưu lượng bơm cho chữa cháy ngoài nhà: tính toán dựa trên TCVN 2622: 1995, TCVN 6160:1996, QCVN 08-2009/BXD)
+ Lưu lượng mỗi đám 10 l/s
+ Lưu lượng bơm chữa cháy Hydrant system 20 l/s
+ Thời gian chữa cháy yêu cầu 3 giờ
==> Tính cho 1 đám cháy:
3h * 60 phút * 60 giây * 10 lít/ giây = 108.000 lít ~ 108 m3
Nếu 2, 3.. đám cháy đồng thời (công trình gồm nhiều hạng mục liên kế nhau) thì phải nhân 2, 3… lần tương ứng với số đám cháy đồng thời.
Tham khảo cách tính thể tích PCCC của một công trình mẫu dưới đây:
Khối nhà văn phòng của một nhà máy sản xuất bao bì và sản phẩm nhựa, có kích thước W = 55m, L = 90m. Gồm 3 tầng. Cấu kiện bậc chịu lửa khu nhà là II.
Hệ thống tự động
Cường độ phun nước và dung dịch tạo bọt, diện tích bảo vệ bởi 1 sprinkler hoặc diện tích kiểm soát của 1 khóa dễ nóng chảy, khoảng cách giữa các đầu phun hoặc các khóa dễ nóng chảy và thời gian hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước phải lấy theo Bảng 2 – TCVN 7336 : 2003.
- Mật độ phun thiết kế yêu cầu: d = 0.08 l/m2
- Diện tích chữa cháy: S = 120m2
- Diện tích bảo vệ tối đa của một Sprinkler: s = 12 m2
- Thời gian phun chữa cháy: t = 30 phút
- Khoảng cách tối đa giữa các Sprinkler: 4m
- Lưu lượng yêu cầu tối thiểu của hệ thống:
Q1 = d x S = 0.08 x 120 = 9,6 (1/s) = 34,56 ~35 (m3/h) - Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 30 phút:
V1= 35 x 0.5 = 17.5 (m3/h)
Hệ thống chữa cháy ngoài nhà
Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài lấy từ trụ nước chữa cháy, tính với nhà cần nước chữa cháy nhiều nhất và tính cho 1 đám cháy được quy định trong bảng 13 – TCVN 2622 : 1995.
- Lưu lượng nước cần cho mỗi trụ chữa cháy ngoài trời là q = 5
- Lưu lượng nước cần thiết cho một giờ :
Q2 = (q x 360 x n) / 1000 (m3/h) = 5 x 3600 / 1000 = 18 (m3/h) - Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 3h
V2 = 18 x 3 = 54 (m3)
Trường hợp không thể lấy nước trực tiếp từ nguồn cung cấp nước được hoặc lấy trực tiếp từ đường ống cấp nước đô thị nhưng không thường xuyên đảm bảo lưu lượng và áp suất thì phải có biện pháp dự trữ nước để chữa cháy. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 giờ.
Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà và lượng nước của mỗi họng được quy định tại Bảng 14 –TCVN 2622 : 199
- Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong: 1 họng.
- Lưu lượng nước tối thiểu của mỗi họng là q = 2,5 l/s.
- Lưu lượng nước cần thiết cho một giờ:
Q3 = (q x 360 x n) / 1000 (m3/h) = 2,5 x 3600 x 1 / 1000 = 9 (m3/h) - Lưu lượng nước cần thiết cho 3 giờ: V3 = 9 x 3 = 27 m3
Vậy thể tích nước chữa cháy của khối công trình: V = V1 + V2 + V3 = 17,5 + 54 + 27 = 98,5 m3 ~ 100 m3
Đối với mỗi công trình sẽ tiến hành điều chỉnh và thay đổi các chỉ số theo tỉ lệ tương tự tùy thuộc vào đặc thù vào từng hạng mục mà có cách tính thể tích bể chứa nước PCCC hợp lý và hiệu quả nhất.
Bồn lắp ghép Toàn Thắng được sử dụng trong các công trình nhằm chứa nước sinh hoạt hoặc PCCC
Trên đây là những tổng hợp về cách tính thể tích bể nước PCCC theo tiêu chuẩn hiện nay. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn tính toán một cách chính xác và hợp lý nhất cho công trình.